Tụ Bù tiết kiệm điện có TÁC DỤNG gì ?
Tụ bù là sản phẩm thiết bị điện được ưa chuộng và dùng nhiều hiện nay. Tuy nhiên một số người vẫn băn khoăn không biết nó có tiết kiệm điện được không ?
Hiểu được điều đó, điện nước Khánh Trung hôm nay sẽ giãi mã thắc mắc của bạn. Mời bạn theo dõi!
Tụ bù là gì ?
Thực tế, tụ bù này còn có tên là: Tụ bù công suất, tụ bù điện, bù cos phi, tụ trung thế...Đây là một hệ hai vật dẫn được đặt gần nhau, ngăn cách bởi một lớp cách điện và có tác dụng tích, phóng điện trong mạch điện.
Đại lượng đặc trưng có thể tích điện của tụ bù có hiệu điện thế nhất định gọi là điện dung tụ bù. Nó được tính bằng công thức: C=Q/U.
Ở hệ thống điện, tụ bù dùng để bù công suất phản kháng nhằm nâng cao hệ số công suất cosφ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện. Vì thế, khi lắp tụ bù sẽ giảm được chi phí đáng kể hằng tháng.
Tụ bù cũng là thành phần chính trong tủ điện bù công suất phản kháng, đảm bảo hệ thống hoạt đông tốt và an toàn: Thiết bị đóng cắt, bộ điều khiển tụ bù, thiết bị đo...
Cấu tạo tụ bù
Gồm hai bản cực là những lá nhôm dài cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả được cố định ở một bình hàn kín, ở hai đầu bản cực được đưa ra bên ngoài.
Nguyên lí tụ bù
Hoạt động dựa vào nguyên lý nâng cao công suất phản kháng. Đây là loại công suất không thể sinh ra công hữu ích khi biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác cho nên tụ bù có tiêu thụ điện năng.
Nhu cầu về sử dụng điện để truyền tải các thiết bị tăng cao. Vì vậy công suất phản kháng cần đáp ứng đủ thì hệ thống mới hoạt động tốt được.
Hai công suất trên tổng hợp lại gọi là công suất biển kiến với đơn vị là VA hoặc KVA. Những loại công suất này có mối liên quan qua công thức tính sau:
S2 = P2 + Q2
P = S. cosϕ
Q = S. sinϕ
Trong đó:
S: Công suất biểu kiến
P: Công suất tác dụng
Q: Công suất phản kháng
Nếu hệ số cos ϕ càng cao thì khi tải điện sẽ xuất hiện càng nhiều công. Khi bạn dùng tụ bù - nó chỉ cung cấp công suất phản kháng, giúp cho công suất tác dụng tăng lên.
Hoạt động truyền tải điện năng, dòng điện làm dây nóng lên. Tạo ra sự sụt áp ở đường dây tải điện. Khi đó dòng điện sẽ tỉ lệ với công suất biểu kiến và khi sử dụng đường dây trở nên mát và đường dây tải được nhiều hơn.
Tụ bù điện có tác dụng gì ?
Thiết bị được dùng ở nhiều loại hệ thống điện, lưới điện. Với tác dụng bù công suất phản kháng nhằm nâng cao hệ số công suất cosphi, đảm bảo được hiệu quả hoạt động. Dùng tụ bù điện có khả năng làm giảm một số tiền đáng kể.
Tủ điện bù công suất phản kháng đảm bảo hệ thống bù hoạt động tốt và an toàn như: Thiết bị điều khiển, cuộn kháng lọc sóng hài, thiết bị đo, hiển thị...
Tụ bù có tiết kiệm điện không ?
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt việc sử dụng điện đang được quan tâm. Bởi dùng thiết bị cảm kháng chẳng hạn: Biến áp, động cơ...Những thiết bị đo tiêu thụ công suất hữu cơ P (kW), vô công Q (kVar) rất tốn điện. Ngoài ra nó còn gây sụt áp, quá tải...
Phương pháp lắp tụ bù nhằm giảm công suất phản kháng và tăng công suất. Từ đó chi phí sẽ giảm khi dùng điện, bởi luật quy định cosφ phải đạt thấp nhất là 0.9. Nên khi sử dụng tụ bù có thể tiết kiệm điện và không phạm luật.
Chính vì thế, bạn có thể cài đặt 0.9 cho tụ. Nó giúp hệ thống điện được bảo vệ, không phát sinh hư tổn ở đường dây dẫn, dây sẽ tằn độ bền, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Phân loại tụ bù
Đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, tụ bù được phân loại ra nhiều loại khác nhau để dễ dàng lựa chọn loại phù hợp.
Phân loại điện áp
Tụ bù 1 pha
Được dùng ở những gia đình nhỏ và các nơi tiêu thụ ít điện. Loại này gồm điện áp: 230V, 250V.
Tụ bù 3 pha
Tụ bù điện này được lắp trong hệ thống có mức điện chuẩn, điện áp ổn định. Thường dùng ở các hệ thống công trình lớn chẳng hạn như: Chung cư, bệnh viện, khách sạn...hoặc cái khu công nghiệp.
Dùng cho các loại điện áp khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại 415V và 440V.
Phân loại cấu tạo
Tụ bù khô
- Có cấu tạo đơn giản gồm hình tròn dài, khá gọn. Nên việc lắp đặt và sửa chữa khá dễ dàng. Và nó thường chiếm diện tích nhỏ trong tụ.
- Tụ bù khô lắp đặt ở các hệ thống có công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối tốt
- Ngoài ra, tụ này có giá thấp, thích hợp nhiều đối tượng khác nhau như: Gia đình, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ...
Tụ bù dầu
- Loại tụ có hình chữ nhật và được thiết kế với độ bền cao hơn tụ bù khô
- Được dùng ở hầu hết các loại hệ thống, mạng lưới điện. Tiêu biểu là hệ thống có công suất lớn và cần thiết bị hỗ trợ hoặc bù một lượng lớn công suất.
- Trong các doanh nghiệp sản xuất lớn như cơ quan, trường học, khách sạn rất dễ nhận thấy tụ bù dầu
Công thức tính dung lượng tụ bù
Để có được một tụ bù phù hợp thì cần công suất P, hệ số công suất Cosφ . Chẳng hạn:
- Công suất của tải là P.
- Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 (trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1 lớn).
- Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 (sau khi bù, cosφ2 lớn còn tgφ2 nhỏ).
Trong đó, công suất phản kháng cần bù được tính theo công thức:
Qb = P*(tgφ1 – tgφ2)
Ví dụ: Công suất tải là P = 100 (kW)
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vì thế, công suất phản kháng cần bù là Qb = P*(tgφ1 – tgφ2) = 100*(0.88 – 0.33) = 55 (kVAr).
Nên mua tụ bù hãng nào tốt nhất ?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tụ bù, mỗi loại đến từ các thương hiệu khác nhau và đều có những ưu điểm riêng. Dưới đây là một số loại tụ bù tốt nhất gần đây.
Tụ bù Mikro
- Xuất xứ: Thái Lan
- Tụ dầu 3 pha
- Điện áp làm việc định mức: 440V
- Công suất phản kháng định mức: 50kVAr
- Dòng điện định mức: 65.6A
- Điện dung định mức: 822.1uF
- Tần số định mức: 50Hz / 60Hz
- Kích thước (HxWxD): 335 x 200 x 120mm
- Khối lượng: 7.7kg
- Bảo hành: 12 tháng
Tụ bù Samwha
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Có 2 Loại Tụ : Tụ + Tụ Khô
- Điện áp làm việc định mức: 415-440V
- Công suất phản kháng định mức: 10-50 kVAr
- Tần số định mức: 50Hz / 60Hz
- Bảo hành: 12 tháng
Tụ bù Nuintek
- Xuất xứ: Hàn quốc
- Điện áp: 3 pha, 415V đối với tụ dầu, 440V đối với tụ khô
- Dung lượng: Từ 5kvar đến 100kvar
- Gồm tụ dầu và tụ khô
- Nhiệt độ: -25 ~ +45oC
- Sử dụng Indoor
- Bảo hành: 12 Tháng
Tụ bù Enerlux
- Xuất xứ: Italy
- Loại Tụ Khô 1 pha và 3 pha
- Điện áp làm việc định mức: 230V - 415V – 440V
- Công suất phản kháng định mức: 2.5 - 30 kVAr
- Tần số định mức: 50Hz / 60Hz
- Bảo hành: 24 tháng
Tụ bù Epcos
- Xuất xứ: Ấn Độ
- Tụ khô 3 pha
- Điện áp làm việc định mức: 440V
- Công suất phản kháng định mức: 25kVAr
- Dòng điện định mức: 32.8A
- Điện dung định mức: 411uF
- Kích thước: 325 x 95mm
- Tần số định mức: 50Hz / 60Hz
- Bảo hành: 12 tháng
Tụ bù Ducati
- Xuất xứ: Italya
- Loại tụ khô 3 pha
- Điện áp định mức: 440V
- Công suất phản kháng định mức: 10-30 kVAr
- Tần số định mức: D116 x H290mm
- Kích thước (HxWxD):
- Khối lượng: : 120Dx340H (mm)
- Bảo hành: 12 tháng
tụ bù trạm biến áp
Tụ bù schneider
- Xuất xứ: Ấn Độ
- Điện áp định mức: 440V
- Dung lượng: Dung lượng lớn từ 10 đến 50 Kvar/cell, tuổi thọ cao 100.000 đến 130.000 giờ
- Công suất: 10- 50 Kvar/cell
- Kiểu lắp đặt đứng hoặc ngang
- Bảo hành: 12 tháng
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã trả lời được câu hỏi tụ bù có tiết kiệm điện hay không rồi nhỉ ? Với lợi ích vượt bậc như thế, trên thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp tụ bù. Nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm thì hãy đến với điện nước Khánh Trung để sở hữu dòng sản phẩm chính hãng nhé!