Nguyên nhân gây ra tai nạn điện

Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế ngành công nghiệp điện có vai trò rất quan trọng.

Ở cuộc sống thường ngày, điện được ứng dụng rộng rãi: Thắp sáng, nấu nướng, giải trí và nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo an toàn khi sử dụng thì điện vô cùng nguy hiểm.

Để phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc về tai nạn điện, chúng ta phải xác định được nguyên nhân gây ra. Nào hãy cùng diennuockhanhtrung.webflow.io tìm hiểu nhé!

Tai nạn điện

Tai nạn điện là gì?

Là tai nạn xảy ra do dòng điện làm tử vong hoặc tổn thương đến các bộ phận cơ thể của con người.

Thực trạng xảy ra tai nạn điện

Nguyên nhân gây tai nạn điện?

- Tiếp xúc trực tiếp với thiết bị có điện

- Chạm vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn bị hở điện

- Dùng thiết bị điện bị rò rỉ gây ra sự cố chập cháy điện

- Trong quá trình sửa chữa không ngắt nguồn điện

- Vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp, trạm biến thế

- Khi đóng cắt máy cắt điện, cầu dao điện có trải lớn các tia hồ quang sẽ phóng điện do nhiệt độ lớn

- Tiếp xúc trực tiếp với các phần tử đã rời nguồn điện nhưng còn tích điện

nguyên nhân gây tan nan điện
Thiết bị điện bị rò rỉ

>> Xem ngay cách sửa điện chập tại nhà

Biện pháp sử dụng điện an toàn

- Lựa chọn và dùng những thiết bị điện chất lượng, an toàn

- Nên kiểm tra các thiết bị, dây dẫn điện thường xuyên

- Xác định chắc chắn nguồn điện đã được ngắt trước khi sửa chữa

- Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp, trạm biến thế

- Không dùng dây điện trần làm đường dây dẫn điện

- Dùng aptomat chống giật

- Tìm hiểu những kiến thức và cách xử lý khi xảy ra tai nạn điện

- Bên cạnh những biện pháp trên bạn cần trang bị găng tay cách điện 12KV khi tiếp xúc với điện

Găng tay cách điện 12KV

3 bước sơ cứu người bị điện giật

Bước 1: Khi có người bị điện giật bạn cần nhanh chóng tìm, cắt ngay nguồn điện. Đeo găng tay cao su, đi dép khô hay dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra.

Bước 2: Để nạn nhân ở nơi sạch sẽ, khô ráo tránh khí độc và những nơi nắng nóng

Bước 3: Kiểm tra nạn nhân còn thở được không

- Nạn nhân không thở được cần thực hiện hô hấp nhân tạo, ép tim lồng ngực tại chỗ liên tục cho đến lúc thở được. Tiếp theo đưa nạn nhân tới trung tâm y tế gần nhất.

- Nếu nạn nhân thở được, hãy kiểm tra mức độ tổn thương ở trên cơ thể. Động viên, an ủi nạn nhân bình tĩnh, sau đó nhanh chóng đưa họ tới trung tâm y tế.

Dùng cây khô lấy dây điện ra

Xem thêm: Cách tính số điện trên công tơ

Qua bài viết, hi vọng các bạn đã nắm rõ nguyên nhân gây tai nạn điện. Từ đó có biện pháp chủ động phòng tránh để đem lại an toàn cho chính mình và những người xung quanh nhé.

Đừng quên liên hệ với đơn vị tay nghề cao, uy tín để được khắc phục mỗi khi điện gặp sự cố nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết.